Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

EMC TRONG BIẾN TẦN

Biến tần

1. Khái niệm EMC trong biến tần
2. Các tác hại của nhiễu trong biến tần
3. Các phương pháp và phương tiện khử

1.Khái niệm EMC trong biến tần : Electromagnetic Compability.
  • Từ trường và điện trường là hai đại lượng vật lý riêng biệt.
  • Dòng điện sinh ra từ trường, từ trường biến thiên sinh ra dòng điện.
  • Điện từ trường là một trường độc lập.
  • EMC : tương thích điện từ EMC được hiểu như là nhiễu điện từ trong biến tần không gây ra can nhiễu vượt quá mức cho phép đối với hoạt động bình thường của các thiết bị vô tuyến điện tử khác, với lưới điện và bản thân biến tần cũng phải làm việc bình thường.
  • Tiêu chuẩn EMC được quy định sẵn đối với từng thiết bị.

2. Các tác hại của nhiễu trong biến tần:
  • Trong biến tần, tần số đóng cắt của các công tắc chất rắn (Mosfet, IGBT,…) là khoảng 4-20KHz. Tần số này không chỉ tạo ra sóng điện từ mà còn có thể quay ngược lại, tác động xấu đến lưới điện (làm bẩn lưới điện) bởi các sóng hài bậc cao.

Bậc 3: tạo ra từ trường đập mạch.
Bậc 5: tạo từ trường quay ngược.
Bậc 7: tạo từ trường quay thuận.
Bậc 9: đứng yên.
  • Biến tần có tần số đóng ngắt PWM cao nên dòng điện đi qua dây cable như là một ăngten phát sóng điện từ cao, rất nguy hiểm.
  • Về mặt cơ: ảnh hưởng đến tính chất cơ học của động cơ, các thiết bị truyền động, gây lỏng ổ bị, kết cấu cơ khí.
  • Về mặt điện: dòng điện chạy trong mặt từ làm động cơ nóng hơn, tổn hao về nhiệt trong động cơ sẽ lớn, cách điện dễ hỏng, cháy, tuổi thọ động cơ sẽ giảm.
  • Về mặt sức điện động: e = L

+Nếu độ biến thiên của dòng điện lớn sẽ làm cho từ trường của dây dẫn phát ra càng lớn, làm cho các thiết bị sắt ở gần đó bị nhiễm từ.
+Tần số càng lớn sẽ làm cho dây cable dẫn như một ăngten phát sóng điện từ gây ảnh hưởng đến các thiết bị khác.
+Động cơ càng lớn, từ trường càng mạnh, ảnh hưởng lớn đến các thiết bị xung quanh.
  • Về mặt năng lượng:
Từ trường biến thiên qua các vỏ máy sẽ làm nóng vỏ, tạo ra điện áp tĩnh điện gây giật điện.
Các thiết bị điện từ đặt gần sẽ bị sức điện động làm mất tín hiệu, nhiễu, dễ hỏng do các thiết bị này rất nhạy với xung điện áp.
  • Về mặt tín hiệu analog:

Do các cảm biến, các thiết bị phản hồi có giá trị rất bé, khoảng 60mv nên nhiễu điện từ sẽ làm thiết bị đo bị lỗi, gây sai lệch tín hiệu điện áp điều khiển.
  • Về mặt tín hiệu Digital:

Gây sai lệch mức logic, sai sót bit trên đường truyền dẫn đến sai sót toàn bộ dữ liệu cần truyền.Tác hại là không tính được cho toàn hệ thống.
3. Các phương pháp và phương tiện khử:
  • Để khử sóng hài bậc cao: dùng các bộ lọc không tích cực các tần số sóng hài bậc 3,5,7,..Đây là các mạch RLC có tần số riêng bằng các tần số cần lọc, do đó coi như ngắn mạch với các tần số cao. Cách đấu nối là mắc sao vào 3 pha ngay trước biến tần.


+Cuộn B, C có trở kháng X=ω.L, các cuộn này là cuộn dây có lõi sắt từ hoặc không khí.
+Ta dùng bộ lọc phụ A mắc hình sao trước biến tần, ngắn mạch với tần số cao:
ZL- ZC = 0.
ω.L -(1/ω.C)= 0

Suy ra: ω.ω = 1/LC nên X = 0.
Không có trở kháng X, ngắn mạch được tạo ra ở bộ lọc phụ A.
  • Các dây cáp phải được cách nhiễu giúp không phát xạ nhiễu gây ra bên ngoài ảnh hưởng đến các thiết bị khác và ngược lại, vỏ bọc cũng cần nối đất.
  • Nối đất vỏ động cơ, vỏ thiết bị và tổ điện (do vỏ động cơ cũng phát ra sđđ gây nhiễu, giật).
  • Tất cả các cảm biến, dây điều khiển phải là dây bọc cách điện.
  • Sử dụng các bộ lọc Reactor (L lõi không khí) trong mạch đi vào motor vì L chống lại sự biến thiên của dòng điện, hạn chế nguồn pha ra sóng điện từ.
  • Sử dụng dây nối Twiste dây có bọc chắn sóng điện từ với các dây tín hiệu số và tín hiệu Logic.

1 nhận xét: