Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Nguyên Lý Bộ Xử Lý Tĩnh Điện Trong Máy Cắt


1.Một số khái niệm cơ bản
- Nguyên tử: gồm có 2 thành phần là hạt nhân( gồm có hạt proton(mang điện tích dương) và notron) và electron (mang điện tích âm)
- Nguyên tử trung hòa về: là nguyên tử có số hạt proton bằng với số hạt electron
- Nguyên tử mang điện tích dương: nguyên tử có số electron nhỏ hơn số proton
- Nguyên tử mang điện tích âm: nguyên tử có số electron lơn hơn số proton
2. Cấu tạo của bộ xử lý tĩnh điện:
- Thanh xử lý: gồm có 2 thanh nhôm nối với mass và một thanh kim loại gồm nhiều gai nhọn(gai càng nhọn khả năng phóng điện càng tốt) nối vào phần điện áp cao của biến áp
- Biến áp: gồm 2 loại biến áp dầu và biến áp khô
3. Tại sao cần phải xử lý tĩnh điện
- Bao bị nhiễm tĩnh điện sẽ dễ dính bụi bận, dễ bị nhăn trong quá trình phóng bao
4. Nguyên lý bộ xử lý
- Sự trên lệch điện áp giữa thanh kim loại và thanh nhôm sẽ dẫn đến hiện tượng phóng điện giữa 2 thanh (thực tế đó là dòng chuyển động của các electron)
- Trong quá trình bao di chuyển trên nó sẽ cọ xát vào thành máy, các lulo dẫn đến làm bao bị nhiễm điện tích dương (do các nguyên tử bị mất các electron). Khi bao đi qua thanh xử lý các nguyên tử dương trên bao sẽ hút các electron và trở thành các nguyên tử trung hòa.

Liên hệ:
Mr Linh
Mobile: 01266666933
Website: www.nambacvn.com



Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

Hướng Dẫn Cách Chỉnh Cam Cho Máy Cắt

 - Nguyên lý máy cắt: Đó là sự phối hợp nhịp nhàn giữa phần cơ khí (dao cắt, dao nhiệt) với phần điều khiển (tín hiệu hơi đưa bao, tín hiệu hơi đè bao, tín đục lỗ, điều khiển băng tải, điều khiển kim nhiệt, phóng bao, đục lỗ ...). Để hai phần này có thể bắt tay được với nhau, nhà thiết kế đã sử dụng phương pháp điều khiển theo góc (dùng encoder, cam điện tử, nam châm và cảm biến hall ...)
- Việc chỉnh cam trên máy cắt là một công việc hết sức quan trọng. Vì thế để chỉnh đúng ta cần phải hiểu được vai trò của các nam châm trên máy cắt.
1. Vai trò của từng nam châm
- Việc bố trí nam châm như trong hình
- Trong hình ta thấy, có 2 cảm biến hall GK1, GK2 (mục đích đưa tín hiệu về màn hình để đưa lệnh điều khiển cho màn hình); 3 nam châm dùng để xác định góc điều khiển :
 a) GK1 : gồm có 2 góc, góc bắt đầu phóng và cũng là góc dừng (nam châm AB), góc kết thúc phóng (nam châm DC)
 b) GK2: góc bắt đầu đột lỗ, thổi khí (nam châm EF)
2. Cách bố chỉ nam châm
Bước 1: Chỉnh dao cắt lên trên cách dao đáy khoảng 2 đến 2,5 rồi đặt nam châm AB sao cho GK1 sáng
Bước 2: Chỉnh dao cắt tiếp xúc với dao đáy rồi đặt nam châm DC sao cho GK1 sáng

Bước 3: Đặt nam châm EF giữa nam châm AB, CD, sao cho cảm biến GK2 sáng
3. Một số lỗi thường gặp do chỉnh cam sai (khuyến khích: nên có bút lông đánh dấu vị trí các cam trước khi chỉnh)
a) Không dừng được máy và động cơ bước, servo không phóng màng
- Nguyên nhân: Nam châm EF không nằm giữa nam châm AB,CD
- Cách khắc phục: Đặt lại nam châm EF nằm giữa nam châm AB, CD
b) Màng phóng ra đập vào dao cắt dẫn đến rối màng
- Nguyên nhân: màng phóng quá sớm
- Cách khắc phục: chỉnh lại cam AB (Tốt nhất là ở vị trí mà dao cắt cách dao đáy 2 đến 2,5 cm)
c) Dao nhiệt đập xuống gây cháy màng, sun màng
- Nguyên nhân: Nam châm AB đặt ở vị trí mà dao cắt cách dao đáy quá cao dẫn đến khi dừng máy dao vẫn bị đập xuống do quán tính đi xuống của dao chưa bị triệt tiêu (Ngoài ra thời gian giảm tốc của biến tần quá cao, tốt nhất là 0.1 s hoặc điện trở hãm bị hỏng)
- Cách khắc phục: Chỉnh lại nam châm AB cho phù hợp
d) Động cơ bước, servo kéo đứt màng
- Nguyên nhân: Vị trí ngừng phóng (nam châm CD) để quá trễ và tốc độ phóng của servo, động cơ bước  là chậm so với chiều dài màng yêu cầu (ngoài ra còn do phần cách nhiệt của dao nhiệt bị hỏng)
- Cách khắc phục: chỉnh lại nam châm CD, tăng tốc độ phóng cho động cơ bước, servo
e) Máy không thể cắt tốc độ cao như lúc đầu
- Nguyên nhân: khoảng cách giữa 2 nam châm AB và CD là quá ngắn (khoảng cách này được xác định theo chiều quay của máy)
- Cách khắc phục: Chỉnh lại nam châm AB,CD cho phù hợp

Liên hệ:
Mr Linh
Mobile: 01266666933
Website: www.nambacvn.com




Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Cách Xác Định Cực Tính 6 Đầu Dây Của Động Cơ

1. Nguyên tắc quy định cực tính trên động cơ
Quy định: A,B,C cùng cực tính; X,Y,Z cùng cực tính

2. Nguyên lý xác định
- Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ
3. Cách xác định
a) Xác định từng cặp một
- Dùng VOM đặt ở thang đo điện trở (tốt nhất là thang x1) để xác định từng cặp 1. Giả sử chẳng hạng ta xác định được 3 cặp như sau (1,2); (3,4); (5,6) (có nghĩa là đầu 1 thông với đầu 2, đầu 3 thông với đầu 4, đầu 5 thông với đầu 6)
b) Xác định cực tính của từng cặp một
- Cần chuẩn bị một cục pin 9V


-Mắc mạch như hình vẽ. Giả sử ta quy định ở cặp (1,2) đầu 1 là cực A, đầu 2 là cực X. Giờ ta xác định cặp (3,4). Đặt que đen ở đầu số 3, que đỏ ở đầu số 4. Sau đó đóng công tắc. Nếu kim quay theo chiều thuận và về 0 thì đầu 3 là cực B, đầu 4 là cực Y; nếu kim quay theo chiều nghịch thì đầu 3 là cực Y, đầu 4 là cực B. Xác định cặp (5,6) tương tự. (chỉ có thời điểm kim đóng mới có hiện tượng kim nhảy vì trong khoảng thời gian này mới có dòng điện biến thiên (đây gọi là giai đoạn quá độ))

Liên hệ:
Mr Linh
Mobile: 01266666933
Website: www.nambacvn.comhttp://www.nambacvn.com/